Tiểu không tự chủ là một dạng bệnh lý mà nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề về tiết niệu gây nên. Ở nam giới, nhất là người lớn tuổi, bệnh xảy ra thường xuyên hơn. Tiểu không tự chủ ở nam giới kéo dài còn cảnh báo nhiều rối loạn sức khỏe nghiêm trọng khác.
Mục lục
- Tiểu không tự chủ ở nam giới là gì?
- Triệu chứng tiểu không tự chủ ở nam giới
- Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nam giới
- Tiểu không tự chủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của nam giới?
- Chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới
- Điều trị tiểu không tự chủ ở nam giới
- Vương Niệu Đan – Giải pháp cho nam giới mắc tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ ở nam giới là gì?
Hệ tiết niệu là một trong những hệ cơ quan quan trọng của cơ thể, cấu tạo gồm 2 thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đối với phái mạnh, niệu đạo vừa là đường dẫn tiểu vừa là đường dẫn tinh. Do đó, các bệnh lý tiết niệu cũng ảnh hưởng ít nhiều tới vấn đề sinh dục của nam giới.
Hệ tiết niệu đảm nhận vai trò đưa nước tiểu cũng như các chất hoà tan ra khỏi cơ thể. Chúng cũng phối hợp với các cơ quan khác giúp loại bỏ độc tố ra ngoài. Theo nghiên cứu, bài xuất chất độc chiếm tới 90% khả năng thải độc của mỗi người.

Hoạt động đi tiểu của mỗi người được chi phối bởi ý thức và độ nhạy cảm, co thắt của bàng quang. Khi tổn thương một trong hai yếu tố trên, hoạt động này không được kiểm soát gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ là sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể một cách không chủ đích, thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Tiểu không kiểm soát xuất hiện ở nam giới không kể độ tuổi, song phổ biến hơn ở tuổi già, khi các chức năng của cơ thể suy yếu.
Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Ngoài ra, sự xuất hiện của bệnh còn cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như:
- Thoát vị đĩa đệm chèn đám rối thần kinh.
- Rối loạn bài tiết, sản xuất hormone.
- Bệnh lý tại thận bao gồm: suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận cấp…
- Viêm bàng quang.
☛ Tìm hiểu thêm: Tiểu không tự chủ là gì?
Triệu chứng tiểu không tự chủ ở nam giới
Tiểu không tự chủ ở nam giới thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Các triệu chứng thường thấy của bệnh là:

- Buồn tiểu khó kiểm soát: Cảm giác buồn tiểu gấp gáp, thúc giục phải đi tiểu ngay. Bệnh nhân không có hoặc giảm khả năng nhịn tiểu.
- Tăng số lần buồn tiểu và đi tiểu: Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn tiểu và do giảm khả năng nhịn tiểu nên thường phải đi tiểu ngay.
- Số lần đi tiểu lớn, trên 8 lần/ngày.
- Lượng nước tiểu thường ít: Mặc dù tần suất đi tiểu tăng, song lượng nước tiểu mỗi lần lại ít, đôi khi nhỏ giọt. Nguyên nhân do bàng quang nhạy cảm quá mức gây ra co thắt cả khi chưa đầy.
- Đau khi đi tiểu: Trong một số trường hợp, người bệnh cảm thấy nhức nhối, bứt rứt khi đi tiểu. Cảm giác đau có thể tăng mạnh khi rặn tiểu.
- Tiểu són vào ban đêm: Khi ngủ, ý thức giảm chi phối bàng quang do đó không cảm nhận được cơn buồn tiểu. Do đó, bàng quang đầy dễ dàng làm nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
Bạn có thể quan tâm: [Chớ chủ quan] hiện tượng mắc tiểu liên tục
Tiểu không tự chủ không gây nguy hiểm lớn tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh kéo dài làm đảo lộn và suy giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân thường xuyên bị:
- Mất ngủ, thức giấc giữa đêm do số lần đi tiểu tăng mạnh.
- Cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi bởi cơ thể không được nghỉ ngơi đủ giấc.
- Tự ti, mặc cảm, sống khép mình do tiểu són bất ngờ gây xấu hổ.
- Đối với những người nằm liệt giường, giảm khả năng vận động, bệnh còn tạo gánh nặng cho người thân chăm sóc.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nam giới
Ở nam giới, rối loạn bài tiết nước tiểu có xu hướng khác nhau giữa các nhóm tuổi. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây ra bệnh là giống nhau.
Theo các chuyên gia, tiểu không tự chủ ở nam giới có thể bị gây ra bởi các yếu tố sau:
Tuổi tác
Nhóm tuổi có mức độ gặp phải tình trạng bệnh cao nhất là người cao tuổi. Ở độ tuổi này, các cơ của cơ thể dần suy yếu, bao gồm cơ vòng niệu đạo (urinary sphincter) ở bàng quang.

Do đó, khả năng co thắt của bàng quang giảm, không có khả năng nhịn tiểu, gây tiểu không tự chủ.
☛ Đọc thêm bài: Tiểu không tự chủ ở người già
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là hậu quả của tình trạng ăn uống không kiểm soát và lười vận động của mỗi người. Theo đó, khả năng đề kháng của cơ thể giảm.
Đồng thời, lên cân không kiểm soát làm áp lực ổ bụng tăng, áp lực bàng quang cũng từ đó tăng lên. Dưới một áp lực đủ lớn, tiểu không tự chủ sẽ xảy đến.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
90% nhiễm trùng đường tiết niệu được gây ra bởi vi khuẩn gây hại tiết niệu. Các sinh vật này không chỉ gây viêm nhiễm đường tiết niệu mà còn có thể ảnh hưởng sang các cơ qua lân cận. Ngoài ra, dị vật, sỏi đọng lại ở vị trí tổn thương trên đường tiết niệu cũng có thể gây ra nhiễm trùng.

Nhiễm trùng tiết niệu cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh tuyến tiền liệt. Theo đó, dẫn truyền tín hiệu không còn, hệ tiết niệu mất đi khả năng đào thải nước tiểu một cách chủ động.
Mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt
Phì đại và ung thư tuyến tiền liệt là hai loại bệnh thường thấy nhất. Chúng xuất hiện làm các tế bào tuyến tiền liệt to ra một cách bất thường, chèn ép các tế bào cạnh bên.
Hậu quả là đường niệu đạo bị thu hẹp, bít tắc làm nước tiểu khó được dẫn ra ngoài. Bàng quang lúc này phải tăng cường hoạt động để đào thải nước tiểu. Lâu dần, bàng quang suy yếu, mất nhạy cảm gây ra tiểu không tự chủ.
Biến chứng hậu phẫu
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh có nguy cơ gặp biến chứng khá cao. Đối với những phẫu thuật tiết niệu, bàng quang, vùng lưng dưới… thì khả năng mắc tiểu không kiểm soát chiếm tới hơn 60%.

Nguyên nhân là do các dây thần kinh rất dễ bị tổn thương không hồi phục. Do đó, sau phẫu thuật, người bệnh thường đi kèm tình trạng tiểu mất kiểm soát.
Do một số bệnh lý khác
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như ho kéo dài mãn tính, táo bón kinh niên… cũng là nguyên nhân gây tiểu không tự chủ. Gắng sức ho làm gián tiếp tạo một áp lực lớn lên cơ bàng quang, cơ sàn chậu, dần làm các cơ này yếu đi.
Trong khi đó, táo bón kéo dài làm ảnh hưởng đến dây thần kinh và hệ thống bài tiết của cơ thể. Theo đó, người bệnh đi kèm triệu chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu són.
☛ Đọc thêm bài: Cảnh báo tiểu không tự chủ vào ban đêm
Tiểu không tự chủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của nam giới?
Giống như nhiều bệnh khác, tiểu không tự chủ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ phái mạnh. Tình trạng bệnh kéo dài, nam giới có thể gặp phải những suy yếu sức khoẻ như:
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lờ đờ

Nguyên nhân do buồn tiểu khó kiểm soát thường xuất hiện vào ban đêm, nhất là trước đó uống nhiều nước. Trong khi đó, tần suất đi tiểu lớn, khả năng nhịn tiểu kém khiến người bệnh luôn phải thức giấc bất chợt gây ra mất ngủ. Lâu dần, cơ thể bệnh nhân trở nên ngày càng mệt mỏi, thiếu ngủ, mặt lờ đờ.
Ảnh hưởng tới các cơ quan khác
Tiểu không tự chủ thường xuyên do dây thần kinh giảm chi phối hoặc bị tổn thương nghiêm trọng. Các dây thần kinh này không chỉ điều hoà hoạt động của tiết niệu mà còn của các cơ quan, tế bào khác như tế bào cơ, khớp… Theo đó, khi tổn thương kéo dài, các cơ quan đó cũng bị ảnh hưởng làm suy yếu, mất kiểm soát.
Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm
Bàng quang mất nhạy cảm làm nước tiểu không được đào thải ra ngoài theo ý thức. Không chỉ vậy, các nguyên nhân gây tiểu không tự chủ do nhiễm trùng, sỏi tiết niệu… còn làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu.
Hậu quả là nước tiểu ứ lại với lượng lớn, gây độc cho các cơ quan lân cận. Đồng thời hoạt động của thận cũng dần suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận cũng như rối loạn hormone thượng thận.
Ngoài ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm sinh lý của nam giới bị tiểu không tự chủ cũng bị thay đổi nặng nề. Phái mạnh mắc bệnh kéo dài thường gặp phải những ảnh hưởng như:

- Giảm chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh.
- Thường xuyên tiểu són do đó giảm ham muốn, e ngại khi quan hệ.
- Rối loạn cương dương.
- Gây xấu hổ, tự ti với phái nữ…
Có thể thấy, tiểu không tự chủ ở nam giới có những tác động tiêu cực tới người bệnh. Tuy vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm không đòi hỏi nhiều khó khăn. Do đó, hãy quan tâm tới sức khoẻ của mình và đi khám khi cần thiết để có những hướng giải quyết hiệu quả.
Chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới
Tiểu không tự chủ ở nam giới ít nhiều làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân thường đi khám ở giai đoạn muộn do tâm lý e ngại, xấu hổ.
Việc này làm tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh cần đi thăm khám kịp thời để có cách khắc phục hợp lý. Một vài kỹ thuật đơn giản dưới đây sẽ giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng:

- Xét nghiệm nước tiểu, đánh giá các thông số BUN, creatinine huyết thanh, thể tích nước tiểu tồn dư…
- Test đánh giá sức chịu đựng bàng quang: Bàng quang yêu cầu phải đầy. Khi đó, bệnh nhân ngồi thẳng lưng, hai chân dạng ra, thả lỏng đồng thời ho mạnh một lần.
- Chẩn đoán tiểu không tự chủ khi nước tiểu rò rỉ ra ngay lập tức và kết thúc khi ngừng ho.
- Kết quả có thể không chính xác nếu bệnh nhân chưa thả lỏng và ho không mạnh hoặc bàng quang không đầy.
- Khám trực tràng.
- Khám phản xạ hậu môn, phản xạ hành lang.
- Đo áp lực bàng quang.
- Điện cơ đáy chậu.
Nhờ các biện pháp trên, các bác sĩ có thể nhanh chóng xác định ra nguyên nhân, mức độ tiến triển bệnh và có những phác đồ điều trị thích hợp.
Điều trị tiểu không tự chủ ở nam giới
Tiểu không tự chủ ở nam giới không gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh song điều trị bệnh sớm là điều cần thiết. Người bệnh khi đi khám thường có các chỉ định điều trị như:
Sử dụng thuốc

Các thuốc hay sử dụng cho tình trạng bệnh là oxybutynin, tolterodine, solifenacin… Chúng thuốc nhóm thuốc kháng thụ thể muscarinic và cholinergic, hai thụ thể tham gia vào điều khiển co thắt cơ trơn bàng quang.
Sử dụng các thuốc này theo đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế giúp cân bằng hoạt động bàng quang, giảm thiểu tình trạng tiểu són, buồn tiểu không kiểm soát.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị tiểu không tự chủ phổ biến
Tập luyện bàng quang

Nâng cao sức khỏe bàng quang là giải pháp được chú trọng hơn hết. Người bệnh cần thực hiện duy trì các bài tập hàng ngày để bàng quang được ổn định, tránh suy yếu.
Phẫu thuật
Đây là giải pháp cuối cùng, thường được chỉ định cho bệnh nhân trẻ tuổi khi mà các biện pháp khác không còn tác dụng. Phẫu thuật bằng phương pháp T.O.T được cân nhắc đầu tiên do hiệu quả nhanh, tỉ lệ mắc biến chứng thấp.
Ngoài ra, nam giới cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn khoa học, giảm muối kết hợp với ngủ nghỉ hợp lý. Có như vậy, thể trạng cơ thể mới được cải thiện, nâng cao sức đề kháng góp phần có ích trong điều trị bệnh.
Vương Niệu Đan – Giải pháp cho nam giới mắc tiểu không tự chủ
Bên cạnh các phương pháp kể trên, Vương Niệu Đan hiện nay đang là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới.
Vương Niệu Đan thích hợp cho nam giới tiểu không kiểm soát.
Vương Niệu Đan có nguồn gốc từ thiên nhiên, là sản phẩm của sự kết hợp các vị dược liệu quý. Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị bệnh nhờ cơ chế tác động 3 tối ưu:
- Giảm co thắt, cải thiện sức chứa bàng quang: Uvarox (chiết xuất Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược) tác động lên cơ thể làm tăng lượng máu tới thận và bàng quang, từ đó cải thiện sức khỏe và hoạt động của bàng quang hiệu quả. Đồng thời, Chiết xuất cọ lùn (Vispo ™) ức chế thụ thể M3 làm giảm mức độ nhạy cảm quá mức của bàng quang từ đó giảm thiểu co thắt bàng quang đột ngột.
- Nâng cao sức khỏe cơ vùng chậu: nhờ tăng tưới máu tới thận và bàng Khi đó, cơ sàn chậu được nhận đầy đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết, hạn chế suy yếu.
- Cải thiện giấc ngủ ngon hơn: Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang được chứng minh có khả năng đẩy nhanh thời gian đi vào giấc ngủ, thư giãn thần kinh, phòng ngừa tỉnh giấc bất chợt.
Sử dụng Vương Niệu Đan đều đặn sau khoảng từ 2-4 tuần các triệu chứng của người bệnh được cải thiện đáng kể. Theo đó, bệnh nhân tự tin hơn, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe được đảm bảo ổn định.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà