Đi tiểu đêm ở người cao tuổi là vấn đề rối loạn tiểu tiện phổ biến. Có nhiều lý do khác nhau gây ra tình trạng này từ sinh lý đến bệnh lý. Vì vậy cần thiết phải xác định đúng nguyên nhân để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đi tiểu đêm là gì?
Mục lục
- 1. Bệnh tiểu đêm ở người lớn tuổi là gì?
- 2. Dấu hiệu nhận biết đi tiểu đêm ở người già?
- 3. Tại sao người cao tuổi lại bị đi tiểu đêm?
- 4. Bệnh đi tiểu đêm ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
- 5. Giải pháp điều trị đi tiểu đêm ở người cao tuổi?
- 6. Vương Niệu Đan – Hỗ trợ làm giảm chứng đi tiểu đêm hiệu quả
1. Bệnh tiểu đêm ở người lớn tuổi là gì?
Bệnh đi tiểu đêm ở người cao tuổi là tình trạng người bệnh thường xuyên phải thức giấc nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi vệ sinh. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể lên đến 3 – 4 lần một đêm.
Tỷ lệ đi tiểu đêm tăng theo độ tuổi. Chiếm 18% nam giới trên 40 tuổi bị chứng đi tiểu đêm nhiều lần. Con số này tăng lên 63% ở người trên 50 tuổi. Thậm chí có đến 80 – 90% người trên 70% ở cả nữ giới và nam giới gặp phải tình trạng tiểu đêm.
2. Dấu hiệu nhận biết đi tiểu đêm ở người già?
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm ở người lớn tuổi mà có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, những dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất bao gồm:
- Phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Trong đó có nhiều người phải nằm trằn trọc mãi đến 15 – 20 phút sau hoặc lâu hơn mới ngủ lại được.
- Đi tiểu nhiều với lượng nước tiểu ít, giảm thời gian trì hoãn để đi tiểu.
- Dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng, cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang.
- Mất ngủ, suy giảm chất lượng giấc ngủ nên có thể bị mệt mỏi, khó chịu vào sáng hôm sau.
3. Tại sao người cao tuổi lại bị đi tiểu đêm?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu đêm ở người cao tuổi, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Việc xác định đúng lý do sẽ giúp bác sĩ xây dựng phương pháp điều trị đúng đắn.
3.1. Uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước là một trong những nguyên nhân gây đi tiểu đêm
Việc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay uống nhiều canh trong bữa ăn ở người già là một trong những nguyên nhân gây đi tiểu đêm mà nhiều người bỏ qua. Đặc biệt là các đồ uống chứa caffein, rượu, bia… có tác dụng lợi tiểu và kích thích bàng quang.
3.2. Sử dụng thuốc lợi tiểu
Người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính nên ở nhiều người việc sử dụng thuốc có thể như một thói quen hằng ngày.
Trong đó, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chẹn kênh canxi, caffeine, rượu, SSRI… có tác dụng phụ là làm tăng bài xuất nước tiểu hoặc kích thích bàng quang khiến đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
3.3. Lão hoá làm suy giảm chức năng thận
Nhiệm vụ của thận là lọc, loại bỏ độc tố ra khỏi máu và giữ lại những chất cần thiết. Còn bàng quanh giúp giữ nước tiểu, nhận tín hiệu từ não bộ kích thích đi tiểu.
Người khoẻ mạnh ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm thường không phải thức giấc để đi tiểu. Tuy nhiên ở người già, do thận hoạt động nhiều, các tế bào dần bị lão hoá gây suy giảm chức năng thận khiến tạo ra lượng nước tiểu nhiều.
Ngoài ra, các rối loạn khác ở người già có thể gây đi tiểu đêm gồm:
- Giảm khả năng trì hoãn việc đi tiểu.
- Các cơ bàng quang không được kiểm soát tốt, chức năng giữ nước tiểu suy giảm.
- Tốc độ dòng nước tiểu tối đa giảm.
- Cơ bàng quang hoạt động quá mức dễ bị kích thích.
3.4. Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt gây đi tiểu nhiều ban đêm ở người già
Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, não sẽ phát tín hiệu xuống cơ quan này làm nó co bóp lại. Cơ vòng trong niệu đạo mở ra và nước tiểu chảy ra ngoài. Còn ở người bị chứng bàng quang tăng hoạt do bị kích thích quá mức nên bàng quang không thể kiểm soát được. Các tín hiệu giữa thần kinh và não bộ không hoạt động tốt gây rối loạn tiểu tiện.
Người cao tuổi có thể gặp các triệu chứng như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm nên phải thức dậy để đi tiểu.
- Cảm giác cần đi tiểu gấp, đột ngột.
- Bị rò rỉ nước tiểu, nhất là khi cười, hắt hơi hoặc hoạt động thể chất.
3.5. Sản xuất nhiều nước tiểu về đêm
Một số bệnh lý có thể dẫn đến việc gia tăng sản xuất nước tiểu quá mức chỉ vào ban đêm, bao gồm:
- Các bệnh gây phù như suy tim suy huyết, thận hư.
- Ngưng thở khi ngủ: Thức giấc thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do bị tắc nghẽn.
- Thoái hóa thần kinh như bệnh parkinson, alzheimer… Đi tiểu đêm là một trong những triệu chứng không vận động thường gặp của các bệnh thoái hoá thần kinh, cùng với chứng tiểu gấp, có hoặc không có tiểu mất kiểm soát.
3.6. Mắc một số bệnh lý mãn tính
Một số bệnh lý mãn tính ở người lớn tuổi như tiểu đường có triệu chứng là đi tiểu đêm
Ở người lớn tuổi có nhiều sự thay đổi như hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn chuyển hoá… nên sức khoẻ dần bị yếu hơn dẫn đến mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, u xơ lành tính tuyến tiền liệt…
– Tiểu đường: 4 dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường là đi tiểu thường xuyên cả ngày lẫn đêm, khát nước nhiều, ăn nhiều và sút cân nhiều. Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể phải tự đào thải chúng ra ngoài thông qua đường tiết niệu, điều này kéo theo sản xuất nước tiểu nhiều hơn bình thường.
– Tăng huyết áp: Áp lực máu ở thận tăng dội vào bộ lọc cầu thận có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả lọc máu gây đi tiểu nhiều.
– Phì đại tuyến tiền liệt lành tính ở nam giới: Sự gia tăng kích thước của tiền liệt tuyến có thể chèn ép vào bàng quang khiến người già gặp một số triệu chứng rối loạn tiểu tiện như đi tiểu đêm, tiểu són…
– U xơ tử cung ở nữ giới: Tương tự như ở nam giới, khối u xơ tử cung có nguy cơ chèn ép các cơ quan xung quanh nó. Trong đó có bàng quang khiến phụ nữ thường xuyên bị mót tiểu, đi tiểu về đêm.
☛ Tìm đọc thêm: Đái nhiều có phải thận yếu không?
4. Bệnh đi tiểu đêm ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Đi tiểu đêm ở người già có nguy hiểm không?
Tiểu đêm là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi. Mức độ phiền toái tăng lên cùng với tần suất đi tiểu. Đi tiểu giữa đêm làm gián đoạn giấc ngủ do đó người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc, buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng này kéo dài có thể gây mất ngủ, làm suy giảm sức khỏe, giảm khả năng nhận thức. Ngoài ra, thức giấc để tiểu đêm có thể gây ồn ào làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của những thành viên khác trong gia đình.
Do người lớn tuổi có mật độ khoáng xương thấp cùng với khả năng phối hợp động tác trong đêm kém nên đi vệ sinh giữa đêm dễ khiến người già có nguy cơ bị ngã dẫn đến gãy xương. Đặc biệt, đi tiểu đêm làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, nếu đi kèm với bệnh tăng huyết áp có thể gây ra tình trạng đột quỵ.
Nếu không kiểm soát tốt các bệnh lý gây đi tiểu đêm nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Tiểu đường: Gây tổn thương thần kinh dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử phải cắt cụt các chi, các biến chứng thị giác gây mù lòa như xuất huyết đáy mắt, đục thuỷ tinh thể…
- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Nếu bị rối loạn tiểu tiện nghiêm trọng cần phải tiến hành phẫu thuật.
- Bệnh thận mãn tính: Nếu không kiểm soát tốt tình trạng suy thận có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như rối loạn chức năng não, rối loạn tiêu hoá, hội chứng gan thận…
☛ Nên đọc: Cảnh báo đi tiểu nhiều lần buốt
5. Giải pháp điều trị đi tiểu đêm ở người cao tuổi?
Tuỳ thuộc từng trường hợp mà bác sĩ điều trị bệnh tiểu đêm ở người lớn tuổi bằng cách phương pháp khác nhau như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, kiểm soát tốt bệnh mãn tính, sử dụng thuốc…
5.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Nếu nguyên nhân đi tiểu đêm ở người cao tuổi không do bệnh lý thì có thể kiểm soát tốt bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Giảm lượng nước uống vào trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ, giảm ăn canh trong bữa tối. Đặc biệt, tránh các chất kích thích bàng quang như caffein, rượu, bia…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa như giá đỗ, bầu, lựu… để tăng cường sức khỏe, loại bỏ độc tố gây hại và cải thiện chứng đi tiểu đêm.
- Loại bỏ những thói quen gây mất ngủ như uống trà, cà phê vào buổi tối…
– Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học:
Nên thắp sáng đường dẫn vào nhà vệ sinh để người già tránh bị té ngã
- Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
- Đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Kê cao chân trong khi ngủ để giảm tình trạng giữ nước, nhất là những người bị phù.
- Giảm thời gian ngủ trưa.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để ngủ sâu giấc và kéo dài giấc ngủ.
- Tạo không khí tốt nhất trong khi ngủ: mùa đông phải đủ ấm, mùa hè đặt điều hòa không quá lạnh do lạnh gây co mạch làm tăng lưu lượng máu qua thận khiến tạo nước tiểu nhanh hơn.
- Để tránh té ngã và các biến chứng khác nên thắp sáng đường dẫn vào nhà vệ sinh, kê thảm trên đường đi để tránh chấn thương. Với những người già gặp vấn đề về khả năng vận động nên đặt bình chứa nước tiểu ở bên cạnh.
5.2. Thực hiện các bài tập cơ sàn chậu
Theo tuổi tác, các cơ sàn chậu dần dần bị suy yếu làm giảm khả năng nâng đỡ bàng quang, gây ảnh hưởng tới chức năng tiểu tiện. Do đó để cải thiện chứng đi tiểu đêm ở người già cần thường xuyên thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, thư giãn cơ bàng quang.
Đầu tiên bạn cần xác định vị trí của cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng đang đi tiểu nhưng cố kìm nén lại, cảm nhận cơ thực hiện nhiệm vụ này. Sau đó, co thắt và thả lỏng cơ mỗi lần 5 giây để tăng cường sức mạnh. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm chứng đi tiểu đêm.
5.3. Điều trị bệnh lý mãn tính
Để giảm đi tiểu đêm, bạn cần điều trị dứt điểm những bệnh lý gây ra như phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới, tiểu đường, tăng huyết áp… Khi những bệnh này được kiểm soát, tình trạng tiểu đêm sẽ dần dần được cải thiện.
5.4. Thuốc tây y điều trị chứng đi tiểu đêm
Sử dụng thuốc tây y để cải thiện tình trạng đi tiểu đêm ở người cao tuổi
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đi tiểu đêm mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau như:
- Thuốc chẹn alpha adrenergic, thuốc ức chế 5-reductase, kháng cholinergic.
- Melatonin: Giúp ngủ ngon giấc hơn.
- Desmopressin: Giảm chứng tiểu đêm nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, phù ngoại biên…
6. Vương Niệu Đan – Hỗ trợ làm giảm chứng đi tiểu đêm hiệu quả
Một trong những giải pháp cải thiện chứng đi tiểu đêm hiệu quả là sử dụng Vương Niệu Đan. Nhờ thành phần từ các vị dược liệu quý, không gây tác dụng phụ, sản phẩm an toàn cho người dùng.
Vương Niệu Đan cải thiện chứng đi tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát
Vương Niệu Đan chứa các thành phần chính Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện nhờ “3 cơ chế tác động”:
- Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình thư giãn của bàng quang để tăng lưu lượng nước tiểu chứa được trong bàng quang, chỉ tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu khi bàng quang chứa được lượng đủ lớn.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu và làm giảm các chứng rối loạn tiểu tiện.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ, lượng hormone chống bài niệu ADH được thùy trước tuyến yên sản xuất ra ít hơn dẫn đến lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Vì vậy giúp cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm.
Từ đó, Vương Niệu Đan thích hợp cho những đối tượng:
- Người đang có các triệu chứng của những bệnh lý như tiểu đêm (từ 2 lần trở lên và kéo dài trên 2 tháng), tiểu nhiều lần (tần suất đi tiểu liên tục cứ 30 phút – 1 tiếng lại buồn đi tiểu), tiểu gấp, tiểu són, tiểu không kiểm soát, tiểu không tự chủ.
- Người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém được chẩn đoán là bị bàng quang tăng hoạt OAB (bàng quang kích thích).
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà
Đi tiểu đêm là tình trạng diễn ra phổ biến ở người cao tuổi. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.