Đi tiểu đêm là hiện tượng rối loạn tiểu tiện phổ biến, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới tình trạng này. Vậy cần lưu ý gì trong bữa ăn? Các món ăn nào giúp cải thiện chứng đi tiểu đêm? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục
Thế nào là tình trạng đi tiểu đêm?
Đi tiểu đêm là tình trạng phải thức giấc nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi tiểu. Đi tiểu đêm có thể dẫn đến nhiều vấn đề như căng thẳng, cáu kính, mệt mỏi và tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đi tiểu đêm như uống quá nhiều nước, gặp vấn đề về thận hoặc bàng quang, sử dụng thuốc…
>>> Hay đi tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Nguyên tắc trong chế độ ăn uống cho người đi tiểu đêm
Chế độ ăn uống tác động nhiều tới nhu cầu đi tiểu. Do đó, ở những người bị chứng đi tiểu đêm nhiều lần cần chú ý những nguyên tắc ăn uống sau đây:
Chế độ ăn kiểm soát cân nặng

Thừa cân khiến bạn đi tiểu đêm là do tăng sản xuất nhiều nước tiểu, nhất là vào ban đêm khi ăn uống quá nhiều hoặc tăng tần suất đi tiểu. Ngoài ra, béo phì còn gây tăng áp lực trong ổ bụng dẫn đến chứng tiểu đêm.
Ở nam giới, tốc độ phát triển của tuyến tiền liệt hoặc kích thước tuyến này có liên quan đến bệnh béo phì. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy phụ nữ thừa cân đang thực hiện chế độ giảm cân có tỷ lệ tiểu đêm giảm đi nhiều so với nhóm béo phì.
Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên để hạn chế việc đi tiểu đêm là kiểm soát cân nặng của mình.
>>>10 nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần
Không ăn quá nhiều muối
Nhiều nghiên cứu đã thấy rằng ăn quá nhiều muối mỗi ngày có liên quan đến chứng đi tiểu đêm. Những người cắt giảm lượng Natri từ 10,7g/ngày xuống còn 8 g/ngày giúp giảm đáng kể tình trạng đi tiểu đêm từ 2,3 lần/đêm xuống 1,4 lần. Ngược lại, tăng lượng muối bổ sung mỗi ngày thì thấy nhu cầu đi tiểu cũng tăng theo.
Do đó, nguyên tắc thứ 2 để cải thiện tình trạng đi tiểu đêm là cắt giảm lượng muối mỗi ngày. Bạn chỉ nên thêm một chút muối trong các món ăn và hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như kim chi, dưa muối, thức ăn đóng hộp…
Uống đủ nước, không uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ

Việc uống quá nhiều nước khiến cơ thể phải cân bằng lại chất lỏng bằng cách bài tiết nó ra bên ngoài qua đường tiết niệu. Vì vậy uống quá nhiều nước có thể khiến nhu cầu đi vệ sinh tăng, nhất là trước khi đi ngủ dễ khiến bạn phải tỉnh dậy giữa đêm để đi tiểu.
Tuy nhiên uống quá ít nước lại làm cơ thể mất nước, nước tiểu bị cô đặc, kích ứng niêm mạc bàng quang nên có nguy cơ gây ra các bệnh cho cơ quan này.
Vì vậy, nguyên tắc thứ 3 vô cùng quan trọng trong chế độ ăn uống của người bị chứng đi tiểu đêm là cần uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước canh, nước ép hoa quả, nước lọc, trà… Để hấp thu tốt nhất, bạn nên chia đều lượng nước uống trong ngày không nên dùng nhiều cùng một lúc.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế một số loại chất lỏng kích thích thích bàng quang gây đi tiểu đêm trầm trọng hơn như cà phê, trà, nước uống có gas, rượu bia…
2.4. Cung cấp các thực phẩm tốt cho thận, bàng quang
Thận có chức năng lọc máu để bài xuất nước, chất thải ra bên ngoài cơ thể và giữ lại các chất cần thiết. Trong khi đó, bàng quang giúp lưu giữ và khi đầy nước tiểu sẽ gửi tín hiệu đến não để đào thải nước tiểu. Khi những cơ quan này gặp vấn đề sẽ gây ra một số rối loạn tiểu tiện như đi tiểu đêm, tiểu đau, tiểu rắt… Vì vậy, nguyên tắc thứ 4 là bổ sung thức ăn tốt cho bàng quang và thận sẽ hỗ trợ giảm chứng đi tiểu đêm.
Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm như:
- Protein: Cật lợn, thịt gà, cá, hến…
- Rau xanh: Giá đỗ, đậu xanh, măng tây, bông cải xanh, cà rốt…
- Hoa quả: Lê, chuối, khoai tây…
Món ăn chữa chứng tiểu đêm hiệu quả
Từ 4 nguyên tắc trên, một số món ăn được khuyến khích sử dụng để cải thiện chứng đi tiểu đêm, bao gồm:
Món ăn từ cật lợn
Theo y học cổ truyền, cật heo có tính hàn, vị mặn, giúp chữa thận hư, di mộng tinh, suy giảm chức năng sinh dục, đi tiểu đêm nhiều lần…
Nghiên cứu hiện đại cho biết cật lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thận như chất béo, đạm, khoáng chất (canxi, sắt, photpho…) và vitamin A, B1, C…
Cật lợn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như:
– Cật lợn xào giá hẹ: Bạn nên chọn quả cật có màu đậm, sờ vào còn độ đàn hồi, không có mùi thiu. Trên bề mặt của cật không xuất hiện các vết màu bất thường như đỏ, vàng, trắng…

Cách thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: Cật lợn, giá đỗ, cà rốt, hẹ, hành tươi, hành khô.
- Cật đem thái nhỏ, bỏ phần hôi màu trắng, khử mùi hôi bằng muối.
- Giá đỗ rửa sạch, cà rốt thái sợi, hành tươi thái nhỏ.
- Hành khô đem phi cho thơm, sau đó cho cật vào xào, đảo đều đến khi cật săn lại thì cho thêm giá đỗ, cà rốt, hẹ. Nêm nếm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của từng gia đình.
- Thêm hành tươi, đảo đều rồi cho ra đĩa.
– Cật heo xào đậu que: Thực hiện tương tự như trên, nhưng thay giá đỗ bằng đậu que.
Món ăn từ quả bầu
Bầu có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt, lợi niệu. Loại quả này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp thông tiểu, tăng cường chức năng của thận và hỗ trợ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, vitamin B3 và B6 trong bầu còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ giảm tình trạng đi tiểu đêm hiệu quả.
Có nhiều món ăn khác nhau được chế biến từ đơn giản đến phức tạp như:
– Bầu luộc:

- Bầu gọt vỏ, đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Đun sôi nước rồi thả bầu vào, kể từ thời điểm sôi đun thêm khoảng 3 – 5 phút nữa đến khi bầu chín vừa thì vớt ra đĩa.
– Canh bầu nấu lòng gà:
- Nguyên liệu: Bầu, bộ lòng gà, hành khô.
- Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Làm sạch phần lòng gà và thái mỏng.
- Phi hành khô cho thơm, cho lòng gà vào nấu. Khi chín thấy mề gà xòe ra thì đổ nước vào đến sôi thì cho bầu vào nấu chín. Thêm hành hoa và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Múc ra bát canh và thưởng thức.
– Canh bầu nấu tôm: Đây là món ăn phổ biến trong mọi gia đình bởi vừa ngon mà lại đem lại sức khỏe tốt.
- Nguyên liệu: Bầu, tôm tươi, hành, ngò và gia vị.
- Tôm cắt đầu đuôi, lột vỏ, cho vào cối. Thêm chút muối, hành tím rồi giã dập.
- Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Đun nước, lúc sôi thì thả tôm và bầu vào.
- Đến khi chín thêm hành, ngò rồi tắt bếp, bỏ ra bát và thưởng thức.
Món ăn từ hến
Theo y học cổ truyền, hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn với công dụng thanh nhiệt giải độc, thông khí, lợi tiểu, mát gan… Vì vậy từ xa xưa nó đã được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện chức năng thận.
Có nhiều món khác nhau từ hến giúp hỗ trợ giảm chứng đi tiểu đêm, bao gồm:
– Canh hến nấu bầu:

- Hến rửa sạch, luộc lấy nước, nhặt lấy thịt.
- Hành khô thái nhỏ, phi cho thơm rồi bỏ thịt hến vào, đảo đều đến khi se lại.
- Thêm nước luộc hến, đun sôi rồi thả bầu vào, đến khi chín thêm hành hoặc thì là cho thơm.
– Hến xào rau bí:
- Hến sơ chế như trên và xào qua cho se mặt.
- Rau bí nhặt sạch và rửa, sau đó cho vào hến, đảo đều, nêm nếm gia vị cho thích hợp.
- Bỏ ra đĩa rồi thưởng thức.
Món ăn từ giá đỗ
Giá đỗ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin, kẽm, omega-3, chất chống oxy hóa… Sự nảy mầm của các loại đậu như giá đỗ giúp tăng hàm lượng melatonin trong thực vật, từ đó cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa chứng đi tiểu đêm hiệu quả. Ngoài ra, giá đỗ còn giúp kiểm soát tốt cân nặng, thanh nhiệt cơ thể, ổn định hormon nữ và thông tiểu.
– Giá đỗ luộc: Đây là cách làm đơn giản nhất để chế biến giá đỗ. Phương pháp này còn giúp giảm lượng muối tiêu thụ, giảm đi tiểu đêm.
- Giá đỗ đem rửa sạch.
- Đun sôi nước, sau đó thêm giá đỗ vào, có thể thêm chút muối hoặc mì chính tùy từng mỗi gia đình.
- Đợi khoảng 1 phút rồi cho giá đỗ ra. Phần cái để ăn, phần nước luộc để uống thay cho nước lọc, tuy nhiên cần bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị hỏng.
– Giá đỗ xào lòng gà: Nếu không muốn ăn món luộc bạn có thể chuyển sang món xào đậm vị hơn.

- Lòng gà được làm sạch, thái nhỏ, đem xào qua cho chín.
- Giá đỗ rửa sạch, cho vào lòng gà ở trên.
- Nấu thêm 1 – 2 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Cho ra đĩa và thưởng thức.
Món ăn từ giấm gạo
Những món ăn hàng ngày thì thường không cho giấm gạo. Tuy nhiên, việc kết hợp giấm gạo vào các món ăn đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe, giảm chứng đi tiểu đêm.
Ngoài ra, giấm gạo còn giúp tăng sức đề kháng, có tác dụng chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Bạn có thể pha 2 muỗng giấm gạo với cốc nước ấm, uống mỗi ngày 2 lần. Hoặc cho thêm dấm vào các món ăn vừa tăng thêm mùi vị vừa tốt cho người đi tiểu đêm.
>>> Giải pháp “vàng” hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả
Những lưu ý khác để chữa tiểu đêm nhiều lần
Bên cạnh việc bổ sung những món ăn như trên, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cũng cần chú ý những thông tin sau:
Chế độ ăn uống
Các lưu ý về chế độ ăn uống như sau:
- Bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước khác như đâu đen, húng quế, râu ngô…
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ uống kích thích bàng quang như bia rượu, nước có gas, các loại quả cam quýt…
- Tăng cường chất xơ trong củ quả, rau xanh vừa giúp cải thiện tiêu hóa vừa kiểm soát được cân nặng.
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc và đảm bảo còn tươi, sạch.
Chế độ sinh hoạt

Bạn cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt như sau:
- Tập thể dục thường xuyên như đạp xe, quần vợt, chạy bộ… mỗi ngày từ 30 phút – 1 tiếng. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và nâng cao thể chất.
- Thực hiện các bài tập kegel để tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu giúp kiểm soát tốt bàng quang.
- Tránh làm việc căng thẳng hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, giảm tối đa các yếu tố gây khó ngủ.
- Không nhịn tiểu quá lâu do làm suy giảm chức năng bàng quang.
- Tập thói quen đi tiểu theo giờ, cách nhau 3 – 4 tiếng/lần.
Giấc ngủ đêm vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người. Tiểu đêm nhiều lần không nên để kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu có một số dấu hiệu về tình trạng này, bệnh nhân có thể sớm áp dụng những món ăn chữa tiểu đêm được đưa ra bên trên và cần thăm khám, điều trị kịp thời.