Đi tiểu nhiều lần là chứng bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, trong đó phổ biến hơn cả là ở người lớn tuổi. Đi tiểu nhiều lần ở người già không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây cung cấp chi tiết thông tin tới người đọc về tình trạng này.
Mục lục
- Tìm hiểu về hiện tượng đi tiểu nhiều lần ở người già
- Nguyên nhân người lớn tuổi đi tiểu nhiều lần
- Triệu chứng đi tiểu nhiều lần ở người già
- Đi tiểu nhiều lần có thể gặp biến chứng gì?
- Các phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần ở người lớn tuổi
- Phòng ngừa chứng đi tiểu nhiều ở người già
- Vương Niệu Đan – Giải pháp cho người lớn tuổi đi tiểu nhiều lần
Tìm hiểu về hiện tượng đi tiểu nhiều lần ở người già
Giống như các cơ quan khác trong cơ thể, thận – tiết niệu cũng suy giảm chức năng theo thời gian. Ở người già, hiệu suất làm việc của hệ tiết niệu không còn đảm bảo ổn định so với người trưởng thành khỏe mạnh. Theo đó, sinh lý tiểu tiện của người lớn tuổi bị rối loạn, gây ra những biểu hiện bất thường, trong đó phổ biến nhất là tiểu tiện nhiều lần.

Tiểu tiện nhiều lần là sự tăng về số lần đi tiểu trong ngày. Bình thường, cơ thể dung nạp khoảng 2 lít nước và đào thải một lượng tương tự qua mồ hôi và nước tiểu. Tần suất đi tiểu trung bình từ 6 – 8 lần/24h, không buồn tiểu vào ban đêm. Khi số lần đi tiểu lớn (trên 8 lần/24h hoặc trên 1 lần vào ban đêm) thì được coi là tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Nước tiểu được tạo thành sau quá trình lọc, tái hấp thu ở thận và được chứa đựng tại bàng quang. Lượng nước tiểu tạo thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng nước uống trong ngày, mức lọc cầu thận, quá trình tái hấp thu… Trong khi đó, tần suất đi tiểu phụ thuộc vào khả năng chứa đựng, độ nhạy cảm và mức độ co bóp của bàng quang.
Khi có những tác động làm thay đổi các yếu tố trên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tạo và bài tiết nước tiểu. Theo đó, cơ thể xuất hiện những rối loạn tiểu tiện khiến cảm giác buồn tiểu xuất hiện liên tục, khó kiểm soát. Ngoài ra, tình trạng tiểu nhiều lần ở người già còn kèm theo một số triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mà cần được lưu ý.
Nguyên nhân người lớn tuổi đi tiểu nhiều lần
Đi tiểu nhiều lần ở người lớn tuổi là hệ quả của quá trình lão hoá tất yếu của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, đây cũng là triệu chứng chủ yếu của một số bệnh lý.
Theo các chuyên gia, người lớn tuổi đi tiểu nhiều lần có thể do các nguyên nhân sau đây:
Cơ thể lão hóa
Lão hoá là một quá trình tất yếu của mọi cơ thể sống. Sự lão hoá xảy ra một cách tự nhiên, liên tục, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Ở người cao tuổi, sự lão hoá xảy ra mạnh mẽ hơn cả kéo theo đó là sự suy giảm chức năng của toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Hệ tiết niệu suy yếu khả năng hoạt động là một trong những hệ quả rõ rệt nhất của quá trình lão hoá. Lúc này, thận giảm khả năng lọc và tái hấp thu, bàng quang giảm khả năng chứa đựng, giảm hoặc mất nhạy cảm.
Kết quả là nước và nhiều chất khác không được tái hấp thu triệt để nên lượng nước tiểu không được cô đặc, lượng nước tiểu lớn. Trong khi đó, bàng quang chỉ chứa đựng được lượng nước tiểu ít hơn, sớm bị làm đầy do đó nhanh xuất hiện các cơn buồn tiểu.
Ngoài ra, cơ thể lão hoá cũng gây ra sự kém dẫn truyền các xung động thần kinh. Điều này khiến khả năng chi phối hoạt động của thần kinh bàng quang giảm làm người già khó kiểm soát các cơn buồn tiểu. Hậu quả tất yếu của lão hoá lúc này là người bệnh thường xuyên buồn tiểu gấp gáp, khó nhịn tiểu, tiểu nhiều lần.
Phì đại, u xơ tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới cổ bàng quang, là nơi bắt đầu của niệu đạo. Phì đại, u xơ tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt một cách bất thường làm hẹp lòng niệu đạo, chèn ép bàng quang.

Phì đại, u xơ tiền liệt tuyến làm bàng quang giảm thể tích chứa đựng, nhanh chóng được làm đầy gây ra các kích thích buồn tiểu liên tục. Bên cạnh đó, lòng đường dẫn tiểu bị hẹp tắc do chèn ép khiến nước tiểu khó hoặc không được tống triệt để ra ngoài.
Hậu quả là thể tích nước tiểu tồn dư sau mỗi lần đi tiểu tăng, bàng quang nhanh đầy hơn, tần suất đi tiểu cũng tăng theo. Ứ đọng nước tiểu ở bàng quang lâu dần còn làm suy giảm không hồi phục chức năng bàng quang, cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác.
Suy giảm chức năng thận
Thận là cơ quan đầu tiên tham gia vào quá trình tạo nước tiểu. Chức năng thận ổn định quyết định lượng nước tiểu tạo thành cũng như các thành phần trong nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm, mức lọc cầu thận và khả năng tái hấp thu tại ống thận bị ảnh hưởng nặng nề.

Lúc này, thận không kiểm soát được quá trình tái hấp thu khiến nước và nhiều chất trong nước tiểu đầu không được tái hấp thu triệt để. Do vậy, nước tiểu sau đó không được cô đặc, có thể tích lớn. Khi đó, biểu hiện rõ ràng nhất của suy giảm chức năng thận là tình trạng tiểu tiện nhiều lần.
Ngoài ra, do khả năng lọc, tái hấp thu của thận suy yếu, trong nước tiểu có thể xuất hiện một số thành phần lạ. Dựa vào xét nghiệm nước tiểu và đánh giá các thông số nước tiểu sẽ có những kết luận chính sách về tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Bàng quang tăng hoạt (OAB)
Bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu và trực tiếp tham gia quá trình tống nước tiểu ra khỏi cơ thể. Các cơ của bàng quang tiếp nhận kích thích và co bóp để thực hiện quá trình này.

Bàng quang tăng hoạt xuất hiện khi bàng quang tăng nhạy cảm với các kích thích, dễ hoạt động khi có kích thích dù chỉ với biên độ rất nhỏ. Theo đó, các cơ bàng quang thường xuyên co bóp, tăng cường hoạt động gây ra cảm giác buồn tiểu. Hậu quả là người bệnh thường xuyên có những cơn buồn tiểu gấp gáp, xảy ra kể cả khi bàng quang đầy hoặc không.
Tiểu đường
Tiểu đường, còn được gọi là đái tháo đường, là chứng bệnh xuất hiện do sự thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối của cơ thể. Insulin là hormon duy nhất có tác dụng hạ đường huyết, do đó thiếu hụt hormone này khiến cơ thể mất kiểm soát điều hoà đường huyết trong cơ thể.

Đái tháo đường có hai loại chủ yếu là đái tháo đường type 1 và type 2. Tiểu tiện nhiều lần là một trong những triệu chứng điển hình đầu tiên của người bệnh. Kèm theo đó là các ảnh hưởng khác cần được lưu ý như: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều…
Đái tháo đường là một bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng lên thần kinh là một trong những biến chứng nặng nề nhất. Theo đó, người bệnh không chỉ mất kiểm soát các cơn buồn tiểu, tiểu không kiểm soát mà còn bị liệt chi, mất khả năng vận động…
Các nguyên nhân khác
Dùng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc thường gặp trong điều trị phù ứ muối – nước tăng huyết áp, suy thận… Các thuốc hoạt động dựa trên cơ chế giảm tái hấp thu và tăng đào thải muối – nước ra khỏi cơ thể nhờ đó giảm phù.

Sử dụng các thuốc này làm lượng nước tiểu tăng lên khiến bàng quang nhanh đầy, tần suất đi tiểu tăng, tiểu nhiều lần trong ngày.
Tuy nhiên, lạm dụng hoặc sử dụng các thuốc lợi tiểu mạnh sẽ khiến chức năng thận bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả là người bệnh kèm theo triệu chứng tiểu không tự chủ.
Uống nhiều nước
Lượng nước dung nạp vào cơ thể hàng ngày bằng lượng nước đào thải qua mồ hôi, hơi thở và thải trừ qua thận. Do quá trình thải qua mồ hôi, hơi thở không đáng kể nên có thể coi lượng nước tiểu thải ra tương đương với lượng nước uống vào mỗi ngày.

Theo đó, khi uống nhiều nước, lượng nước tiểu đào thải cũng lớn theo. Trong khi đó, thể tích bàng quang không thay đổi khiến bàng quang tăng hoạt động để thải nước tiểu ra ngoài gây ra tiểu tiện nhiều lần.
Triệu chứng đi tiểu nhiều lần ở người già
Đi tiểu nhiều lần ở người già là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, là hệ quả của quá trình lão hoá tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mắc phải.
Theo nghiên cứu, chứng tiểu tiện nhiều lần ở người già còn kèm theo các triệu chứng như:
Tiểu đêm
Ban đêm, khả năng chi phối tiết niệu của thần kinh và mức lọc cầu thận giảm. Tuy nhiên, do bệnh lý, mức lọc thay đổi khiến lượng nước tiểu tạo thành tăng song khả năng kiểm soát của thần kinh vẫn giảm.

Khi đó, bàng quang nhanh bị làm đầy nhưng ý thức lại giảm chi phối kiến khó nhịn tiểu. Kết quả là ban đêm vẫn xuất hiện các cơn buồn tiểu thôi thúc, gấp gáp gây ra tình trạng tiểu đêm của người bệnh.
Mất ngủ
Đi kèm với triệu chứng tiểu đêm là tình trạng mất ngủ. Số lần đi tiểu ban đêm tăng kéo theo người bệnh thường xuyên phải thức giấc giữa đêm khiến giấc ngủ chập chờn.

Lâu dần, tiểu tiện nhiều lần không chỉ gây ra mất ngủ mà còn làm người lớn tuổi căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, hay cáu gắt…
Khó kiểm soát cơn buồn tiểu
Sự kiểm soát hoạt động tiểu tiện phụ thuộc vào hoạt động của bàng quang và chịu chi phối bởi thần kinh ý thức. Khi bàng quang mất nhạy cảm hoặc thần kinh chi phối bàng quang bị rối loạn, các hoạt động này không được kiểm soát gây tiểu không tự chủ.
Tiểu són
Do khó kiểm soát các cơn buồn tiểu nên khi bàng quang đầy hoặc có kích thích, người bệnh bị thôi thúc cần đi tiểu ngay. Trong một số trường hợp, không kịp giải quyết cơn buồn tiểu đồng thời mất khả năng nhịn tiểu, người bệnh dễ dàng bị tiểu són.

Tình trạng này hay xảy ra vào ban đêm khi người bệnh đang nghỉ ngơi, thần kinh cần được thư giãn.
Đi tiểu nhiều lần có thể gặp biến chứng gì?
Tiểu nhiều lần ở người già không gây nguy hiểm tới tính mạng song một số nguyên nhân gây bệnh lại không thể khắc phục triệt để. Theo đó, kéo dài triệu chứng làm cuộc sống sinh hoạt người mắc phải bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, tiểu nhiều lần kéo dài còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng:

- Suy giảm vĩnh viễn không hồi phục chức năng thận.
- Tổn thương bàng quang vĩnh viễn.
- Tổn thương thần kinh.
- Suy giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống chịu với nhiều bệnh khác.
- Liệt chi dưới.
- Nhiễm trùng máu.
- Ung thư bàng quang…
Thăm khám sức khỏe tại các cơ sở uy tín giúp chẩn đoán bệnh chính xác và có cách khắc phục kịp thời. Theo đó, người bệnh giảm được đáng kể thời gian cũng như kinh phí điều trị. Ngoài ra, tuân thủ điều trị cũng giúp duy trì cuộc sống và sức khỏe người bệnh ổn định.
Các phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần ở người lớn tuổi
Điều trị tiểu tiện nhiều lần ở người lớn tuổi có thể được thực hiện bằng hai phương pháp dưới đây:
Điều trị bằng Tây y
Trước khi đưa vào thị trường sử dụng, các thuốc Tây y đã trải qua nhiều nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng về chứng minh tác dụng của thuốc. Với mỗi bệnh và nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các thuốc này có đích tác động khác nhau.

Trong điều trị tiểu nhiều lần ở người già, các nhóm thuốc Tây y hay được sử dụng là:
- Nhóm thuốc chống lão hóa (Vitamin C, vitamin E, collagen, curcumin…): ngăn chặn quá trình lão hoá của cơ thể diễn ra nhanh chóng.
- Nhóm thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, tolterodine….): giảm co bóp cơ trơn bàng quang.
- Nhóm thuốc chẹn thụ thể Alpha-1 (Alfuzosin, Prazosin, Terazosin…): dùng trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến.
- Nhóm thuốc an thần (Lorazepam, Diazepam, Phenobarbital…): cải thiện chứng mất ngủ, căng thẳng, lo âu.
Điều trị bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng tiểu nhiều lần là do thận hư. Theo đó, để khắc phục bệnh, cần chú chú trọng chủ yếu vào bổ thận ôn thận, bổ khí làm ấm bàng quang, thúc đẩy lưu thông khí huyết…
Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y được khá nhiều người bệnh ưa chuộng, cụ thể như:
Bài thuốc Chân vũ thang
Chân vũ thang là bài thuốc bắt nguồn từ Trung Hoa có tác dụng “ôn dương lợi thuỷ”, thích hợp trong điều trị ứ trệ khí huyết, rối loạn tiểu tiện. Bài thuốc được thực hiện đơn giản như sau:

Nguyên liệu:
- Thược dược, sinh khương, phục linh: 12g mỗi vị.
- Bạch truật: 8 g.
- Hắc phụ tử: 10 g.
Cách làm:
- Thái lát mỏng sinh khương rồi cho cùng 4 vị thuốc còn lại vào nồi sắc.
- Sắc thuốc trong 650ml nước sạch, đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 150ml nước.
- Nước sắc chia 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc trị đái dầm, đái són
Nguyên liệu:
- Tang phiêu tiêu, phá cố chỉ, đảng sâm: mỗi vị 9g.
- Thỏ ty tử, ích trí nhân, ba kích: mỗi vị 6g.

Cách làm:
- Các vị thuốc trên nghiền thành bột mịn, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Có thể dùng bột vừa nghiền trộn cùng mật ong tạo viên hoàn, uống trong ngày.
Bài thuốc bổ thận, tăng cường chức năng của thận
Nguyên liệu:
- Ngũ gia bì, phòng sâm, thục địa, sơn thù, khiếm thực, bạch truật: 12g.
- Thỏ ty tử, bạch linh, trạch tả: mỗi vị 10g.
- Tang diệp: 16g

Cách làm:
- Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng 700ml nước, đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 150ml.
- Lọc lấy nước sắc, sử dụng trong 24h.
Bài thuốc Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương)
Nguyên liệu: Ô dược, Ích trí nhân, Sơn dược (Hoài sơn), Rượu: cùng một lượng bằng nhau.

Cách làm:
- Ô dược sao với nước muối, tán bột.
- Hoài sơn sao khô, tán bột rồi trộn cùng một lượng rượu.
- Các vị thuốc còn lại tán bột, trộn cùng Hoài sơn và Ô dược, tạo thành viên hoàn, mỗi viên 8g.
- Chia uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Phòng ngừa chứng đi tiểu nhiều ở người già
Để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống ổn định, phòng ngừa bệnh là điều cần thiết. Tuân thủ một số biện pháp dưới đây giúp hạn chế mắc phải chứng tiểu tiện ở người già hiệu quả:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: ăn giảm muối, bổ sung đủ protein, rau xanh, dinh dưỡng cần thiết.
- Tránh xa thực phẩm chứa chất kích thích như cafein, cồn, đồ cay nóng, dầu mỡ…
- Không uống nhiều nước vào buổi tối.
- Không cố nhịn tiểu khi buồn tiểu.
- Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần.
Vương Niệu Đan – Giải pháp cho người lớn tuổi đi tiểu nhiều lần
Bên cạnh hai phương pháp điều trị bệnh bằng Đông Y và Tây Y, sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu tiện nhiều lần đang là giải pháp phổ biến cho người lớn tuổi. Vương Niệu Đan hiện là này một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Vương Niệu Đan có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, ra đời dựa trên nghiên cứu khoa học về tác dụng của các vị thuốc này. Sản phẩm bao gồm chiết xuất: Cỏ đuôi ngựa, Ô dược, Cọ lùn, Hạt bí đỏ và Nữ lang. Trong đó:
✔ Uvarox (từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược) có khả năng làm giãn bàng quang, tăng tuần hoàn máu tới tiết niệu.
✔ Vispo ™ (chiết xuất Cọ lùn) ức chế thụ thể M3, làm hạn chế bàng quang nhạy cảm quá mức.
✔ Chiết xuất Hạt bí đỏ và cao Nữ lang giúp thư giãn thần kinh cải thiện giấc ngủ.
Nhờ phối hợp hài hoà tỷ lệ các thành phần, khi sử dụng Vương Niệu Đan mang lại công dụng:
- Giảm khả năng nhạy cảm bàng quang nhờ đó hạn chế co thắt, kích thích gây buồn tiểu đột ngột.
- Hỗ trợ làm giãn, tăng sức chứa nước tiểu của bàng quang.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu, tăng khả năng chống đỡ, tránh sa bàng quang.
- Nhanh chóng đưa người bệnh vào giấc ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Sử dụng Vương Niệu Đan theo đúng hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tối ưu.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà