Rất nhiều chị em than phiền mỗi đêm thường dậy nhiều lần để đi tiểu khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, giấc ngủ bị ảnh hưởng nên tinh thần, sức khỏe sa sút nghiêm trọng. Vậy tiểu đêm nhiều ở nữ giới liệu có bình thường hay không? Hay do bệnh lý nào gây nên? Cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin sau đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây tiểu đêm ở nữ giới
Đi tiểu là hoạt động sinh lý bình thường nhằm loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu phải thực dậy nhiều hơn 2 lần mỗi đêm để đi tiểu thì bạn đang gặp phải chứng tiểu đêm nhiều lần. Hiện tượng này không chỉ gây xáo trộn giấc ngủ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc phải mà có thể là hồi chuông cảnh báo những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tiểu đêm không hiếm gặp ở nữ giới, đặc biệt khi tuổi tác ngày càng cao. Tình trạng này có thể xuất hiện 1 lần trong đêm hoặc tần suất nhiều hơn thế. Sau đây là một số nguyên nhân gây tiểu đêm ở nữ giới thường gặp:
Nguyên nhân sinh lý
Thói quen sinh hoạt, ăn uống
Thói quen ăn mặn, uống nhiều nước hay sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích bàng quang cũng gây tiểu đêm nhiều lần ở chị em. Bên cạnh đó, nhiều chị em có thói quen ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ chiên rán, tinh bột, lười vận động… dễ tăng cân làm tăng áp lực lên bàng quang, dẫn tới tình trạng tiểu đêm.
Thời kỳ mang thai
Khác với nam giới, trong giai đoạn thai kỳ cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Sự thay đổi về tâm lý, nội tiết có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, thai nhi lớn dần lên chèn ép bàng quang, gây kích thích và làm tăng tần suất đi tiểu cả ngày lẫn đêm.
Tuổi tác
Phụ nữ tuổi càng cao, đặc biệt là trên 60 tuổi sức khỏe chung thường kém đi, các cơ suy yếu nên khả năng chứa đựng nước tiểu giảm. Đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ trung niên, cao tuổi thường bị đi tiểu đêm nhiều.
Stress
Cuộc sống hiện đại nên chị em không tránh khỏi những căng thẳng, áp lực. Tình trạng này kéo dài gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt cũng như sức khỏe của phụ nữ.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc: thuốac lợi tiểu, glycoside tim, demeclocyclin, lithium, methoxyfluran, phenytoin, propoxyphen và vitamin D liều cao nếu sử dụng vào buổi tối cũng dễ làm bạn thức giấc để đi tiểu nhiều lần.
Nguyên nhân bệnh lý
Bàng quang tăng hoạt
Theo ước tính của Hội Niệu học Hoa Kỳ, có tới 40% phụ nữ Mỹ mắc phải hội chứng bàng quang tăng hoạt – nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiểu tiện ở nữ giới. Khi bàng quang hoạt động quá mức hoặc bị kích thích sẽ gây ra biểu hiện đi tiểu nhiều lần vào cả ban ngày lẫn ban đêm.
Hiện tượng này xảy ra ở phụ nữ do cơ sàn chậu bị suy yếu. Nguyên nhân có thể do sau quá trình sinh nở hoặc sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng là yếu tố gây tăng hoạt bàng quang. Từ đó gây ra hiện tượng tiểu đêm nhiều ở phụ nữ.
☛ Tham khảo thêm tại: Bàng quang tăng hoạt là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đêm ở nữ giới. Đường niệu quản của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ bên ngoài vào đường tiết niệu (thông qua hoạt động tình dục hoặc vệ sinh không sạch sẽ) dẫn tới nhiễm trùng với các biểu hiện như tiểu nhiều kèm đau rát, nước tiểu đục, có máu, có mùi hôi…
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi hoặc các dị vật đường tiết niệu sẽ làm cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến nước tiểu không được tống hết xuống bàng quang. Ngoài ra, sỏi còn làm giảm thể tích nước tiểu chứa đựng và tăng áp lực dẫn tới tiểu đêm ở nữ.
Bệnh thận
Chứng thận yếu có thể gây tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới. Thận có vai trò bài tiết chất thải chính của cơ thể, lọc máu và kiểm soát quá trình tiểu tiện. Khi thận bị suy giảm chức năng, hệ thống lọc làm việc kém hiệu quả khiến nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài làm nảy sinh cảm giác buồn tiểu.
Các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận cấp và mãn tính cũng có biểu hiện ra ngoài bằng việc gia tăng số lần đi tiểu, tiểu đêm.
Sa tử cung
Do quá trình sinh nở nhiều hoặc sinh gần nhau khiến nhiều chị em mắc phải tình trạng tử cung bị tụt xuống vào trong ống âm đạo. Sa tử cung xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, không hỗ trợ đầy đủ cho tử cung. Khi tử cung bị sa khiến bàng quang bị chèn ép khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
☛ Tham khảo thêm tại: Đi tiểu đêm nhiều có sao không?
U tử cung và ung thư buồng trứng
Đây có thể là nguyên nhân gây ra tiểu đêm do khối u chèn ép vào bàng quang và đường tiểu gây khó tiểu, tiểu ít dẫn đến tiểu nhiều lần vào ban ngày và đêm. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên chị em thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Viêm âm đạo
Đây có lẽ là bệnh lý mà chị em không còn xa lạ, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ. Ngoài các triệu chứng như tăng tiết dịch, khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy ở cơ quan sinh dục thì viêm âm đạo còn gây đái rắt, đái nhiều lần về đêm.
Đái tháo đường
Người bệnh tiểu đường tăng đi tiểu vào ban đêm vì thận phải hoạt động tăng lên nhằm loại bỏ đường dư thừa trong máu. Do đó, nếu người bệnh đang điều trị tiểu đường thấy có dấu hiệu tiểu nhiều, tiểu đêm nên đi kiểm tra ngay sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm tại:Hay tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?
Hậu quả của chứng tiểu đêm ở nữ giới
Tưởng chừng như chứng tiểu đêm chỉ gặp ở nam giới nhưng thực tế rất nhiều nữ giới đang phải vật lộn với tình trạng này. Hậu quả của chứng tiểu đêm để lại thực sự khiến bạn “đau đầu”:
Gián đoạn giấc ngủ
Tiểu đêm nhiều khiến bạn phải thức đậy mỗi đêm để vào nhà vệ sinh khi đi tiểu. Khi giấc ngủ sẽ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc, khó ngủ lại là tình trạng mà hầu hết chị em gặp phải. Từ đó, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm nghiêm trọng.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Khi ngủ cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, các chức năng được tái tạo, hệ miễn dịch của cơ thể được củng cố. Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe sa sút trầm trọng khiến bạn không còn muốn làm bất cứ việc gì cả.
Ảnh hưởng đến bạn đời
Thường xuyên thức dậy ban đêm đi tiểu không chỉ làm xáo trộn giấc ngủ của bạn mà còn ảnh hưởng tới bạn đời. Mỗi khi phải thức dậy đi vệ sinh có thể gây ồn khiến bạn đời của mình bị tỉnh giấc, ngủ không ngon. Tình trạng này tiếp diễn nhiều ngày có thể gây ảnh hưởng tới tình cảm
Tăng nguy cơ đột quỵ
Ban đêm các cơ quan trong cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi bị thay đổi đột ngột sang trạng thái tỉnh giấc; tư thế nằm chuyển đột ngột sang ngồi khiến huyết áp tăng nhanh. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ bị tai biến, nhồi máu cơ tim. Thậm chí, đi tiểu đêm làm gia tăng nguy cơ té ngã khi bạn di chuyển từ phòng ngủ sang nhà vệ sinh nên dễ đột quỵ.
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý
Như đã nêu trên, tiểu đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe ở chị em. Do đó, bạn cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị dứt điểm để tránh xảy ra những hậu quả tới sức khỏe của bạn.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách khắc phục chứng tiểu đêm mất ngủ
Cách xử lý tình trạng đi tiểu đêm nhiều ở nữ giới
Thực tế, tùy theo nguyên nhân gây ra tiểu đêm ở nữ giới mà bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các biện pháp kết hợp dùng thuốc hoặc không. Các lựa chọn điều trị chứng tiểu đêm nhiều ở nữ giới có thể bao gồm:
Thay đổi thói quen
Trước tiên, bạn nên nắm rõ lịch sinh hoạt của bản thân để tìm ra yếu tố ảnh hưởng tới việc bài tiết nước tiểu hay tăng hoạt bàng quang. Từ đó, đưa ra biện pháp phù hợp, chẳng hạn:
- Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ từ 2 – 4 giờ, nhất là cà phê, đồ uống có chứa caffein, rượu bia…
- Tránh một số thực phẩm gây kích thích bàng quang như socola, đồ chua cay… nhằm hạn chế bàng quang tăng hoạt về đêm.
- Nếu đang dùng thuốc lợi tiểu càn lưu ý uống vào khoảng cuối buổi chiều, trước khi ngủ khoảng 6 giờ.
- Nâng cao chân khi ngủ giúp ngăn ngừa tích tụ chất lỏng.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tối đa căng thẳng hay stress trước khi đi ngủ để ngủ ngon giấc.
Bạn nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để giảm tiểu đêm.
Rèn luyện sức khỏe cơ sàn chậu
Thường xuyên rèn luyện các bài tập kegel hay vật lý trị liệu nhằm tăng cường cơ sàn chậu, cải thiện khả năng kiểm soát cơ bàng quang. Từ đó, giúp giảm triệu chứng tiểu đêm.
Bài tập kegel giúp tăng cường cơ hỗ trợ bàng quang, cải thiện tiểu không kiểm soát dòng nước tiểu. Một số chị em cảm thấy dễ chịu hơn khi thực hiện bài tập kegel nằm. Bạn có thể lựa chọn giường, sàn nhà hoặc bất cứ mặt phẳng nào để thực hiện bài tập với các bước như sau:
- Nằm trên sàn nhà, từ từ co đầu gối, hai bàn chân chạm sàn, nhấc hông lên.
- Tìm cơ sàn chậu rồi siết chặt chúng.
- GIữ nguyên trạng thái co bóp cơ vùng chậu trong khoảng 5 – 10 giây rồi thả ra.
- Lặp lại động tác này 10 lần mỗi hiệp và thực hiện 3 hiệp mỗi ngày.
Ngoài bài tập kegel, để tăng cường cơ sàn chậu chị em có thể thực hiện các bài tập khác như tập các cơn co thắt ngắn, tập co thắt dài.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Trong dân gian có những mẹo hay giúp cải thiện tiểu đêm ở nữ giới bạn nên biết như:
Giá đỗ xanh:
Giá đỗ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, có vị ngọt, tính mát nên thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ tiểu đêm khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây để cải thiện tiểu đêm bằng giá đỗ nhé.
- Lấy 500g giá đỗ xanh đem luộc rồi lấy nước.
- Khi nước sôi có thể cho thêm khoảng 50g đường, khuấy đều.
- Lấy nước uống ngày 5 – 6 lần để tăng cường sức đề kháng và hạn chế tiểu đêm nhiều lần.
Kim tiền thảo và râu ngô:
Từ lâu, râu ngô đã được biết đến là thảo dược mang lại nhiều công dụng trong chữa sỏi đường tiết niệu, viêm bàng quang… Bên cạnh đó, kim tiền thảo cũng được dùng hỗ trợ điều trị sỏi thận. Sự kết hợp của hai nguyên liệu này giúp bạn cải thiện chứng tiểu đêm nhiều vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản như sau:
- Cho kim tiền thảo và râu ngô vào cùng một lúc, nấu với nước.
- Dùng uống hàng ngày
Áp dụng bài thuốc này liên tục, chứng tiểu đêm ở nữ giới sẽ dần thuyên giảm.
Quả bưởi:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quả bưởi có chứa nhiều detoxes. Đây là chất có công dụng chống oxy hóa, thanh lọc máu và cải thiện hệ thống tuần hoàn làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt là giúp chức năng của các bộ phận, đặc biệt là hệ bài tiết luôn hoạt động ổn định. Từ đó, chứng tiểu đêm nhiều được khắc phục tối đa.
Ngoài ra, bưởi còn là trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ sức khỏe. Do đó, bạn hãy ép bưởi lấy nước để uống hoặc ăn trực tiếp bưởi hàng ngày không chỉ giúp phòng ngừa mà còn trị chứng tiểu đêm khá hiệu quả.
Đậu đỏ:
Đậu đỏ có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, đậu đỏ còn giúp hạn chế sưng viêm, nhiễm trùng, được sử dụng khá hiệu quả trong điều trị tiểu đêm, tiểu rắt, bí tiểu…
Để hạn chế tiểu đêm, bạn sử dụng kết hợp giữa đậu đỏ với mề gà như sau:
- Lấy 2 cái mề gà làm sạch rồi thái nhỏ sau đó cho vào nồi.
- Thêm nước nấu cùng 500g đậu đỏ đến khi nhừ thì múc ra ăn. Công thức này nhằm giảm tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần.
Dùng thuốc
Nếu việc thay đổi thói quen hàng ngày vẫn không giúp cải thiện tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ, bác sĩ có thể cân nhắc một số biện pháp dùng thuốc như:
- Thuốc kháng cholinergic để điều trị các vấn đề về cơ bàng quang.
- Thuốc giúp giảm lượng nước tiểu bài tiết ở thận.
- Thuốc lợi tiểu khuyến khích đi tiểu vào ban ngày và giảm lượng nước tiểu trong bàng quang về đêm.
Vương Niệu Đan – Giải pháp hiệu quả cho chứng tiểu đêm ở nữ
Vương Niệu Đan là sản phẩm được kết hợp từ nhiều thảo dược quý, như Uvarox (chiết xuất từ Varuna, Cỏ đuôi ngựa và Ô dược), VispoTM (chiết xuất Cọ lùn), Chiết xuất Hạt bí đỏ và Cao Nữ lang. Nhờ sự kết hợp khéo léo của các thảo dược, Vương Niệu Đan mang đến cơ chế “3 tác động”:
- Giảm co thắt, giảm kích thích bàng quang: Cung cấp Nitric oxyd cần thiết cho quá trình giãn của bàng quang để tăng sức chứa, làm cho bàng quang chứa lượng nước tiểu đủ lớn mới tạo phản xạ co bóp, kích thích đi tiểu.
- Cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu: Giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ sàn chậu, tăng trương lực cơ sàn chậu, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
- Cải thiện giấc ngủ: Khi mất ngủ lượng hormone chống bài niệu ADH do thùy trước tuyến yên tiết ra ít hơn, dẫn tới lượng nước tiểu hình thành về đêm nhiều hơn. Nên việc cải thiện giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân tiểu đêm cũng rất quan trọng.
Vương Niệu Đan có các công dụng chính là hỗ trợ điều trị và kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, sản phẩm Vương Niệu Đan là giải pháp hàng đầu giúp hỗ trợ cải thiện an toàn và hiệu quả cho người đang gặp vấn đề liên quan đến chức năng bàng quang kém.
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà