Bàng quang tăng hoạt là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở cả nam và nữ với nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về bàng quang tăng hoạt.
Mục lục
- 1. Bàng quang tăng hoạt là gì?
- 2. Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt
- 3. Đối tượng nguy cơ cao mắc bàng quang tăng hoạt
- 4. Dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt
- 5. Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?
- 6. Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt như thế nào?
- 7. Điều trị bằng quang tăng hoạt
- 8. Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện bàng quang tăng hoạt an toàn, hiệu quả
Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder – OAB) đôi khi được gọi là bàng quang kích thích, bàng quang hoạt động quá mức hoặc bất ổn định cơ chóp (cơ chóp là tên gọi của một loại cơ ở bàng quang).
Bàng quang tăng hoạt dùng để chỉ tình trạng tiểu gấp, có thể kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc tiểu gấp không kiểm soát (són tiểu). Tình trạng này xảy ra không do các bệnh lý thực thể khác ở đường tiết niệu dưới như viêm nhiễm, sỏi, u bướu…
Bàng quang là một túi cơ trống rỗng, có khả năng co giãn giúp chứa nước tiểu và co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Khi bàng quang hoạt động quá mức, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được số lần đi tiểu trong ngày và lượng nước tiểu mỗi lần. Hiện tượng này xảy ra do bàng quang co thắt bất thường, không đúng thời điểm. Do đó, tạo cảm giác buồn tiểu đột ngột, không thể nhịn được, cần phải đi tiểu ngay hoặc nặng hơn là són tiểu.
Bàng quang tăng hoạt là một hội chứng khá phổ biến và hiện đã có nhiều biện pháp điều trị làm giảm các triệu chứng lâm sàng hiệu quả.
Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt thường là hệ quả do sự kết nối sai lệch thông tin giữa não và bàng quang. Bình thường, khi bàng quang đầy, thông tin này sẽ được dẫn truyền đến não, não gửi các tín hiệu thần kinh trở lại khiến bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi có bất thường trong dẫn truyền thần kinh, não sẽ gửi tín hiệu kích hoạt nhu cầu đi tiểu trong khi bàng quang chưa đầy.
Nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này vẫn chưa được hiểu rõ, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường liên quan đến tình trạng tăng co bóp của cơ chóp bàng quang. Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam đề cập đến 3 nguyên nhân sau:
- Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang, chẳng hạn như bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não và đa xơ cứng…
- Tuổi già: có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới (BOO), tuy nhiên hiện nay có ý kiến không đồng ý xếp BOO vào nguyên nhân của bàng quang tăng hoạt.
Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể liên quan đến các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kích thích các dây thần kinh bàng quang và khiến bàng quang bị chèn ép.
- Thiếu hụt nội tiết tố sau khi mãn kinh ở phụ nữ.
- Bất thường trong bàng quang: có u hoặc sỏi bàng quang.
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, táo bón…
- Thuốc làm tăng nhanh quá trình sản xuất nước tiểu: thuốc lợi tiểu furosemid…
- Tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc rượu.
- Thừa cân gây tăng áp lực vùng bụng, kích thích bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài nhiều hơn.
- Bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn làm giảm không gian chứa nước tiểu dẫn đến tăng số lần đi tiểu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt
Đối tượng nguy cơ cao mắc bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nguy cơ mắc tăng theo độ tuổi, nhóm trên 40 tuổi gặp vấn đề này phổ biến hơn.
Bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một khảo sát trên 16776 người tại châu Âu cho thấy, OAB ảnh hưởng đến 4.8% phụ nữ dưới 25 tuổi và 30.9% phụ nữ trên 65. Tại Hoa Kỳ, 16.9% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi OAB, tỷ lệ này ở nam là 16%.
Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện năm 2014 cho thấy tỷ lệ mắc OAB ở người lớn (≥ 18 tuổi) tại Việt Nam là 12,2%.
Bàng quang tăng hoạt thường xuất hiện ở những đối tượng sau:
- Người lớn tuổi do chức năng các cơ quan suy giảm theo thời gian.
- Phụ nữ mang thai hoặc đã từng mang thai làm cho cơ sàn chậu yếu đi.
- Phụ nữ tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.
- Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
- Những người đã hoặc đang bị đột quỵ, Parkinson, Alzheimer hoặc các bệnh liên quan đến tổn thương thần kinh khác.
☛ Tham khảo thêm: Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em
Dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt
Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh bao gồm:
- Tiểu gấp: bệnh nhân đột ngột xuất hiện cảm giác mắc tiểu, không thể nhịn được cần phải đi tiểu ngay. Đây là dấu hiệu điển hình của người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt.
- Tiểu nhiều lần: bệnh nhân thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, có thể đi tiểu trên 8 lần/ngày tính từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ.
- Tiểu đêm: bệnh nhân cần tỉnh dậy và đi tiểu ít nhất 2 lần/đêm.
- Tiểu gấp không kiểm soát: bệnh nhân có thể bị rò rỉ nước tiểu theo ngay sau cảm giác tiểu gấp.
Dấu hiệu xác định bàng quang tăng hoạt là có tiểu gấp kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng còn lại.
Dựa vào các triệu chứng trên, bàng quang tăng hoạt được thành 2 nhóm sau:
- Bàng quang tăng hoạt ướt: là nhóm bệnh nhân có tiểu không kiểm soát (són tiểu).
- Bàng quang tăng hoạt khô: là nhóm không có triệu chứng tiểu không kiểm soát. Theo khảo sát tại bệnh viện Cedars – Sinai, có khoảng 2/3 bệnh nhân mắc bàng quang tăng hoạt loại này.
Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Người bệnh cần thường xuyên đi tiểu trong giờ làm việc hoặc ngủ không ngon giấc vì tiểu đêm dẫn đến mệt mỏi làm giảm hiệu suất công việc. Hơn nữa, khi phải vào toilet quá nhiều làm cho bệnh nhân cảm thấy tự ti, sợ bị mọi người bàn tán dẫn đến chán nản, tự cô lập bản thân, tránh tham gia các hoạt động tập thể và thậm chí là trầm cảm.
Một số nghiên cứu và khảo sát trên thế giới đã chỉ ra rằng bàng quang tăng hoạt có thể tác động không tốt đến đời sống tình dục. Người bệnh thường né tránh quan hệ tình dục vì sợ bị rò rỉ nước tiểu trong khi quan hệ hoặc phải dừng lại để đi tiểu gây mất hứng cho bạn đời, đặc biệt là ở nữ giới.
Bàng quang tăng hoạt lâu ngày không được điều trị cũng có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo… Ngoài ra, việc vội vàng đi tiểu và tiểu gấp không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ vấp ngã và gãy xương ở người già.
Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt như thế nào?
Để chẩn đoán ban đầu bàng quang tăng hoạt, Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về Tiểu không kiểm soát (2004) đã đề ra những yêu cầu tối thiểu sau: khai thác tiền căn và triệu chứng bệnh, khám thực thể và xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
Tiền sử bệnh
Người bệnh có thể được bác sĩ hỏi một số vấn đề sau:
- Số lần đi tiểu trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi là bao nhiêu, bệnh nhân có đi tiểu đêm hay không?
- Bệnh nhân có thường xuyên mắc tiểu, không thể nhịn được hoặc bị rò rỉ nước tiểu hay không?
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về tổn thương thần kinh nào không?
- Bệnh nhân đang dùng thuốc gì? (nếu có)
- Loại nước mà bệnh nhân thường uống? Lượng nước uống mỗi ngày là bao nhiêu?
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi về mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với đời sống của bệnh nhân như thế nào?
Khám thực thể
Người bệnh sẽ được khám nhận thức trước để đánh giá tình trạng tổn thương thần kinh tiềm ẩn (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng bụng nhằm phát hiện các vết sẹo, khối u và khám cầu bàng quang trước và sau khi đi tiểu.
Tiếp theo, người bệnh được khám vùng tầng sinh môn và trực tràng để đánh giá trương lực, khả năng co giãn của các cơ đáy chậu, cảm giác quanh hậu môn. Cơ thắt hậu môn yếu và mất phản xạ co giãn theo chủ ý là dấu hiệu của tổn thương thần kinh.
- Nam giới sẽ được đánh giá thêm về kích thước, mật độ và bề mặt của tuyến tiền liệt.
- Phụ nữ được đánh giá thêm về sa bàng quang, trương lực các thành âm đạo, trương lực và phản xạ các cơ tầng sinh môn đáy chậu.
Phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm cơ bản để phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra kết luận ban đầu rằng các triệu chứng bệnh có đúng là do bàng quang tăng hoạt không hay do các vấn đề khác về đường tiết niệu.
Phương pháp bổ sung khác
Đo lượng nước tiểu tồn dư: được tiến hành qua siêu âm bàng quang ngay sau khi bệnh nhân đi tiểu xong. Lượng nước tiểu tồn dư được coi là bình thường khi < 50ml. Khi lượng nước tiểu tồn dư > 100ml thì cần phải được điều trị.
Nội soi bàng quang: để kiểm tra bất thường trong bàng quang như sỏi hay khối u… gây kích thích bàng quang.
Phân tích áp lực bàng quang: đánh giá bàng quang có bị cứng, chịu được áp lực lớn không và các cơ thắt bàng quang phối hợp tốt với nhau không. Từ đó, đưa ra được chẩn đoán chính xác hơn.
Điều trị bằng quang tăng hoạt
Bệnh nhân thường có xu hướng tự chịu đựng các triệu chứng của bởi bàng quang tăng hoạt và chỉ tìm kiếm liệu pháp điều trị khi chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề. Có thể dùng các biện pháp thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc các can thiệp ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và mong muốn điều trị của bệnh nhân.
Thay đổi lối sống
- Bài tập cơ sàn chậu: Có tác dụng cải thiện và tăng cường cơ sàn chậu và cơ vòng tiết niệu giúp ngăn bàng quang co thắt bất thường. Có nhiều loại bài tập cơ sàn chậu phù hợp với từng mức độ bệnh. Do đó, người bệnh nên tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn tập luyện một cách chính xác và hiệu quả nhất.
- Nhật ký đi tiểu: Người bệnh cần ghi lại thời gian, số lần và lượng nước tiểu mỗi lần đi để bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị có tốt hay không để điều chỉnh phương pháp phù hợp.
- Đi tiểu theo giờ: Hãy lập kế hoạch đi vệ sinh theo từng khung giờ hợp lý để tạo thói quen đi tiểu mỗi ngày. Điều này còn giúp người bệnh tự luyện tập cách kìm nén, trì hoãn việc đi tiểu khi mắc tiểu đột ngột, không đúng giờ. Ban đầu, có thể xây dựng khoảng cách đi tiểu khoảng 45-60 phút 1 lần, sau đó hãy từ từ tăng thời gian cho đến khi mỗi lần đi tiểu cách nhau 3 – 4 giờ.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế ăn những loại thực phẩm và đồ uống có khả năng gây kích thích bàng quang như: trà, cà phê, rượu, bia, đồ uống có ga, thực phẩm có tính acid, cay và cà chua… Đồng thời người bệnh cần kiểm soát lượng nước tiêu thụ hàng ngày theo lời khuyên từ bác sĩ. Bởi nếu uống quá nhiều nước có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, còn không bổ sung đủ nước thì khiến nước tiểu bị đặc hơn dẫn đến kích ứng niêm mạc bàng quang. (Xem thêm: Bàng quang tăng hoạt nên ăn uống thế nào cho tốt?)
- Kiểm soát cân nặng hợp lý: Giảm cân giúp giảm áp lực trong ổ bụng, hạn chế kích thích bàng quang. Từ đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Dùng thuốc
Thuốc chống co thắt cơ trơn, làm giãn bàng quang thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, bao gồm:
- Tolterodine
- Oxybutynin, có các dạng bào chế như viên uống, miếng dán da hoặc gel.
- Trospium
- Solifenacin
- Darifenacin
- Fesoterodine
- Mirabegron…
Tuy nhiên, các thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ như khô mắt và khô miệng, táo bón… Một số dạng bào chế miếng dán hoặc gel bôi da có thể có ít tác dụng phụ hơn.
Đối với phụ nữ sau mãn kinh, liệu pháp estrogen âm đạo có thể được sử dụng. Liệu pháp này có vai trò tăng cường các mô, cơ ở vùng niệu đạo và âm đạo giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
☛ Xem đầy đủ: Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Biện pháp can thiệp
- Tiêm botox vào cơ bàng quang: Chất Onabotulinumtoxin A, còn được gọi là Botox, được sử dụng với liều lượng nhỏ tiêm trực tiếp vào thành bàng quang có tác dụng thư giãn các cơ. Phương pháp này thường cho kết quả tốt với chứng tiểu không kiểm soát nghiêm trọng. Thời gian có tác dụng khoảng 6 tháng và có thể cần tiêm lặp lại tùy thuộc và từng bệnh nhân. Sau khi tiêm, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nhiễm trùng đường tiết niệu và bí tiểu.
- Kích thích thần kinh chày qua da: Thủ thuật này sử dụng một cây kim mỏng châm vào vùng da gần mắt cá chân để kích thích dẫn truyền một xung động thần kinh đến vị trí kết nối với dây thần kinh kiểm soát bàng quang trong cột sống. Thời gian điều trị theo phương pháp này kéo dài trong 12 tuần liên tục, mỗi tuần thực hiện châm cứu 1 lần.
- Kích thích thần kinh xương cùng: Các dây thần kinh xương cùng có vai trò kiểm soát bàng quang. Bác sĩ sẽ dùng một điện cực đặt tại xương cụt để kích thích các dây thần kinh này. Sau đó, bác sĩ sử dụng một thiết bị theo dõi được kết nối với điện cực này để truyền xung điện đến bàng quang, từ đó kiểm soát được sự co bóp của bàng quang.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân mắc bàng quang tăng hoạt ướt, những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên. Đây là phương pháp mang lại kết quả cao, tuy nhiên tuỳ theo tổn thương bệnh mà người ta chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Nếu chọn sai phương pháp, phẫu thuật không những không mang lại kết quả mà còn làm trầm trọng thêm bệnh.
Phẫu thuật để điều trị bàng quang hoạt động quá mức được dành cho những người có các triệu chứng nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục đích là cải thiện khả năng dự trữ nước tiểu của bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang. Tuy nhiên, những thủ thuật này sẽ không giúp giảm đau bàng quang. Các thủ tục này bao gồm:
- Phẫu thuật tăng dung tích bàng quang: Quy trình này sử dụng một đoạn ruột của bạn khâu vào bàng quang giúp mở rộng, tăng lượng nước tiểu có thể chứa trong bàng quang. Phẫu thuật này chỉ được dùng với bệnh nhân tiểu không kiểm soát nặng không đáp ứng các phương pháp điều trị phía trên. Sau phẫu thuật này, người bệnh có thể bị bí tiểu và phải sử dụng một ống thông để làm rỗng bàng quang trong thời gian chờ bàng quang hồi phục chức năng.
- Dẫn nước tiểu ra ngoài: Thủ thuật này chỉ được cân nhắc áp dụng như một biện pháp cuối cùng sau khi tất cả các phương pháp trên thất bại. Bệnh nhân được đặt một ống thông từ thận tới bàng quang (qua niệu quản) hoặc đặt trên xương mu qua da để đưa trực tiếp nước tiểu ra bên ngoài. Do đó, thủ thuật này thường dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
☛ Tham khảo thêm tại: TOP 7 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả
Vương Niệu Đan – Giải pháp cải thiện bàng quang tăng hoạt an toàn, hiệu quả
Vương Niệu Đan là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng với tác dụng hỗ trợ cải thiện bàng quang tăng hoạt an toàn và hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, đạt chuẩn GMP của Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh địa chỉ tại Lô CN05, khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Với các thành phần thảo dược quý, Vương Niệu Đan tác động trên bệnh bàng quang tăng hoạt theo các cơ chế sau:
- Cao UVAROX là cao chiết xuất gồm 3 thành phần phối hợp theo một tỷ lệ thích hợp bao gồm cao Varuna, cao Cỏ đuôi ngựa và cao Ô dược: có tác dụng chính là tăng sức chứa bàng quang, giúp tăng ngưỡng chứa nước tiểu gây kích thích bàng quang. Đồng thời tăng lưu lượng tuần hoàn mạch máu đến nuôi dưỡng vùng cơ sàn chậu, tăng khả năng giữ cho các cơ quan vùng bụng nằm đúng vị trí, không bị sa xuống khi làm việc nặng hoặc hoạt động chạy nhảy.
- VISPO (là chiết xuất Cọ lùn 45% acid béo, 1-1,2% beta sistosterol): có tác dụng ức chế thụ thể muscarinic của cơ chóp bàng quang, làm giảm co thắt bàng quang. Tác dụng chọn lọc trên cơ trơn đường niệu dưới.
- Chiết xuất Hạt bí đỏ: ức chế enzyme aromatase, làm tăng nồng độ testosterone nên tăng sức khỏe cơ sàn chậu. Tăng lượng nitric oxyd cần thiết để cơ bàng quang giãn ra, giảm co thắt đường niệu và tăng sức chứa bàng quang.
- Cao Nữ lang: có tác dụng an thần, dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm nhiều lần.
Cách sử dụng Vương Niệu Đan để đạt được hiệu quả tốt
Để thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Niệu Đan cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt tốt và bền vững, người dùng nên tuân thủ theo liệu trình sau:
- 2 – 4 tuần đầu: Uống ngày 6 viên, chia 2 lần. Thời gian này cơ thể bắt đầu đáp ứng và giảm dần số lần tiểu đêm, tiểu nhiều trong ngày, tăng thời gian nhịn tiểu.
- Khi tần suất đi tiểu đêm, tiểu nhiều cải thiện, giảm liều xuống 4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống vào buổi sáng và buổi tối, ngay sau khi ăn.
- Nên dùng duy trì từ 2-3 tháng, kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, tăng cường các bài tập thể dục tốt cho cơ sàn chậu, kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1297 hoặc kết nối Zalo 0923.182.832 để được tư vấn chi tiết và cách sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Niệu Đan hiệu quả nhất.
Tóm lại, bàng quang tăng hoạt là một nhóm các triệu chứng tiết niệu không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nhưng gây cản trở nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ và tình trạng bệnh của mỗi người. Hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về bàng quang tăng hoạt!
Tìm nhà thuốc bán Vương Niệu Đan gần bạn nhất TẠI ĐÂY
HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Vương Niệu Đan tại nhà